Audit Content Website thuật ngữ không mới đối với các SEOer tuy nhiên chúng lại không được thực hiện thường xuyên. Đa phần các SEOer thường bỏ mặc phần này cho tới khi có biến động về thứ hạng từ khóa, traffic. Chỉ 1 số ít những SEOer, Agency chuyên nghiệp nghiêm tục thực hiện Audit Content theo từng khoảng mốc thời gian. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này nên bài viết này sẽ hướng dẫn các SEOer cách Audit Content hiệu quả.
Bài viết này hướng tới những newbie SEO và những người chưa từng audit content trước đây. Nếu kiến thức đã quá cũ hoặc không hữu ích với bạn vui lòng xin bỏ qua.
Audit Content là gì?
Audit Content là quá trình kiểm tra lại nội dung trên website sau 1 khoảng thời gian nhất định. Từ đó đánh giá phần nội dung đó có còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng và công cụ tìm kiếm hay không? Tùy từng tình trạng của phần nội dung mà có các cách xử lý khác nhau như xóa bỏ, update thêm nội dung hoặc redirect 301.
Mục đích của Audit Content
Không phải ngẫu nhiên mà những người làm SEO chuyên nghiệp đều phải audit content thường xuyên. Nhất là trong các lĩnh vực cạnh tranh cao thì việc này hết sức cần thiết. Chúng quyết định nhiều tới thứ hạng và trải nghiệm người dùng. Các phần mục đích của audit content như sau:
Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Khi đã đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì chúng ta sẽ được người dùng đánh giá cao. Từ đó rất có lợi cho thương hiệu cũng như website của chính mình. Đây là điều mà Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác đều mong muốn.
Nâng cao thứ hạng trên Google Search
Khi đã thỏa mãn được thông tin người dùng mong muốn thì chắc chắn sẽ được Google đánh giá cao. Thông qua nhiều chỉ số kết hợp các thuật toán khác nhau mà Google sẽ biết được điều này. Ví dụ như time on site, tỉ lệ thoát, chia sẻ mạng xã hội, các hành vi trên web… Từ đó cũng là một yếu tố tốt để nâng cao thứ hạng website.
Nâng cao traffic website
Một khi đã nâng cao được thứ hạng website thì việc có thêm nhiều traffic là điều dễ hiểu. Chiếm những vị trí trong top 5 hoặc thậm chí là 1-2-3 sẽ đem lại cho webmaster nguồn traffic khá lớn. Từ đó có cơ hội tăng doanh thu quảng cáo, bán hàng tốt.
Tăng khả năng chuyển đổi bán hàng
Khi càng nhiều người vào thì khả năng chuyển đổi, bán hàng sẽ được nâng cao đáng kể. Bán được nhiều sản phẩm đối với những cửa hàng, shop kinh doanh hoặc dịch vụ. Hoặc đơn giản chuyển đổi, mục tiêu chỉ là thời gian time on site càng lâu càng tốt. Tất cả đều có cơ hội tăng lên khi có thêm nhiều visit.
Audit Content cần làm gì?
Dưới đây là những đầu việc khi muốn kiểm tra lại nội dung trên website của mình.
Check các thông số cơ bản
Những thông số cơ bản của từng nội dung trên website như bài viết, page, sản phẩm cần được liệt kê sắp xếp cụ thể. Ví dụ như lượng visit, backlink, chuyển đổi, tương tác… Sau đó tạo nên danh sách để chúng ta kiểm tra từng vấn đề cụ thể.
Đưa ra hướng xử lý
Sau khi đã có trong tay danh sách các list cơ bản như trên thì chúng ta đưa ra từng hướng xử lý cụ thể.
- Lượng visit thấp cần kiểm tra lại nội dung xem phù hợp hay chưa? Có bị trùng lặp hoặc nội dung sơ sài hay không.
- Có backlink hay không? Backlink tới trang, bài viết, sản phẩm có index hay không? Có spam hay không? Từ đó quyết định xóa hoặc giữ lại hoặc xử lý tiếp.
- Nội dung trùng lặp thì nên gộp những bài viết này làm 1 sao cho được 1 nội dung đầy đủ nhất. Sau đó redirect 301 bài viết cũ về bài ưng ý hoàn hảo nhất.
- Nội dung mỏng, nội dung sơ sài, nội dung đã cũ… tiến hành update thêm nội dung mới cho phù hợp. Update thêm nội dung theo xu hướng hiện tại.
- Nội dung viết lan man không đúng chủ đề, không đúng keyword thì nên tiến hành xóa bỏ hoặc viết lại cho đúng keyword cần nhắm tới.
- Tỉ lệ tương tác, chuyển đổi thấp cần xem lại bộ cục nội dung, tương tác kêu gọi hành động mua hàng, đặt hàng, chia sẻ….
- ….
Hoàn thiện quá trình audit
Sau khi đã đưa ra hướng xử lý cụ thể và áp dụng thành công thì chúng ta tiến hành hoàn thiện quá trình này. Bước cuối cùng chính là submit cho Google index lại nội dung bài viết đó. Bằng cách sử dụng Google Search Console để index thì cực nhanh.
Redirect 301 những bài viết, link, trang đã audit tiến hành xóa hoặc gộp lại với nhau về trang tương ứng phù hợp nhất. Tránh trường hợp link bị 404 sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng cũng như bị đánh giá thấp trong mắt Google.
Ngoài ra nếu có thể thì tiến hành câu traffic, visit vào bài viết đã audit. Kết hợp với sử dụng backlink, internal link trong website với anchor text hợp lý để nâng cao thứ hạng trên tìm kiếm. Nếu giàu có hoặc vật lực dồi dào có thể chạy ads cho những bài viết đã content.
Đánh giá lại quá trình
Sau 1 khoảng thời gian nhất định từ 1-3 tháng hoặc hơn tùy từng lĩnh vực chúng ta đánh giá lại các chỉ số. Rank, visit, chuyển đổi, time on site, tỉ lệ thoát, comment, like, share… và so sánh với các chỉ số trước đó. Nếu có sự thay đổi rõ rệt thì chúng ta đã làm đúng hướng. Còn nếu thay đổi chậm hoặc không thay đổi cần xem lại quá trình audit.
Bao nhiêu lâu nên Audit Content?
Tùy theo từng mục đích, từng lĩnh vực loại content mà thời gian có thể khác nhau. Dưới đây là 4 trường hợp chính.
Audit nội dung định kỳ
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì thời gian từ 4-6 tháng 1 lần là tốt nhất. Bởi đây là khoảng thời gian đầy đủ để Google có thể đánh giá, xếp hạng lại nội dung trên bộ máy tìm kiếm. Tuy nhiên có những lĩnh vực update liên tục và chỉ sau 1 ngày hoặc 1 tuần đã có những thông tin mới. Khiến thông tin cũ không còn giá trị hoặc bị sai thì chúng ta cần update thường xuyên hơn.
Website bị tụt hạng hoặc dính thuật toán
Ngoài ra với những website bị dính thuật toán, tụt hạng tụt traffic thì có thể tiến hành audit ngay lập tức. Chúng có thể là nguyên nhân khiến cho website giảm thứ hạng và giảm traffic. Tùy từng trường hợp sẽ là do content, nội dung hoặc backlink.
Ngoài ra để ý số lượng index thì cũng là 1 tiêu chí để tiến hành kiểm tra nội dung trên website của mình.
Mới tiếp nhận website
Khi một người mới tiếp nhận công việc seo website của người đi trước thì việc này là nên làm. Bởi với sự nhiệt huyết, cái nhìn mới, cách làm mới của người tới sau thì sẽ tạo nên làn gió mới cho website. Khắc phục những nhược điểm về nội dung trên website. Từ đó mang tới giá trị chuẩn cho người dùng và tăng trưởng thứ hạng trên Google.
Website hoạt động từ lâu
Với những website hoạt đông đã nhiều năm nhưng chưa có đợt kiểm tra lại nội dung thì việc audit website là việc bắt buộc. Kết hợp kiểm tra nội dung và các lỗi khác trên website như 404, link gãy hoặc các vấn đề khác.
Cách Audit Content đơn giản dành cho newbie
Khi đã nắm rõ được mục đích của việc audit content rồi thì việc tiếp theo chính là làm sao để audit content trên website. Trước đây thì việc này khá khó do phải truy xuất dữ liệu từ Google Analytics kết hợp với Google Search Console. Sử dụng screaming frog để xử lý hơi loằng ngoằng và không phải ai cũng biết. Cũng có những hướng dẫn trên mạng nhưng dài quá nên có thể sẽ gây nản. Tuy nhiên việc này sẽ đơn giản hơn với plugin mới của Ahrefs SEO.
Plugin này cho phép website người dùng kết nối với API bên ahrefs kết hợp với các chỉ số trong analytics và đưa ra những hướng xử lý cụ thể.
- Ưu điểm đơn giản dễ dàng sử dụng dễ tùy biến theo từng mục tiêu cụ thể.
- Nhược điểm còn hơi đơn giản không truy xuất được nhiều chỉ số khác như tỉ lệ thoát, time on site, tương tác comment, like, chia sẻ….. Plugin này chỉ hữu hiệu với những website wordpress.
Tuy nhiên với những newbie đang học và tìm hiểu seo thì việc này lại cực kỳ hữu dụng. Cung cấp các kiến thức nền một cách cần thiết ở mức cơ bản. Sau đó tùy theo từng trình độ của người, mục đích mà tiến hành audit content ở mức chi tiết hơn, cao cấp hơn.
Cài mới plugin Ahrefs SEO
Link tải plugin https://wordpress.org/plugins/ahrefs-seo/
Kết nối website với Ahrefs
Mạng lag đang update ảnh
Kết nối plugin với Google Analytic
Thiết lập các thông số
Đọc kết quả audit content website
Tuỳ theo từng website, lĩnh vực, chỉ số cũng như tiêu chí mà tiến hành audit khác nhau. Có thể với lĩnh vực này cần phải sửa, update nội dung nhưng với lĩnh vực khác thông số đó lại quá đẹp. Tất nhiên việc này tuỳ theo từng đánh giá của mỗi người.
Hy vọng rằng với bài viết này các bạn đã biết cách Audit Content trên website. Cách xử lý nội dung khi bị tụt hạng từ khoá, traffic. Nếu thấy bài viết hay thì hãy like và chia sẻ để ủng hộ Phong Thần Thánh Blog nhé.